Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy bằng phần mềm trên win 10

Kiểm tra nhiệt độ CPU là việc rất cần thiết để biết được sức chịu đựng của máy. Bạn có thể dừng các tác vụ làm việc cần thiết để cho máy nghỉ ngơi phục hồi lại. Sau đó tiến hành sử dụng tiếp. Vậy thì phải kiểm tra như thế nào? Hãy cùng Tin học Duy Khang tìm hiểu những cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bằng phần mềm trên win 10 nhé.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU trực tiếp

Kiểm tra nhiệt độ CPU trực tiếp nghĩa là dựa vào cảm nhận về thời gian làm việc và sức nóng của máy tính bằng xúc giác hoặc kiểm tra trực tiếp bằng BIOS của máy.

Kiểm tra bằng cách cảm nhận

Trong cách làm này, bạn hãy dùng lòng bàn tay để cảm nhận độ nóng của máy tính. Nếu đã làm việc lâu và thấy máy có dấu hiệu nóng lên thì bạn nên tắt nguồn cho máy nghỉ ngơi trong 1 khoảng thời gian nhất định rồi tiếp tục làm tiếp. Mức nhiệt độ cho máy hoạt động thường cao hơn bên ngoài nên việc cảm nhận cũng chỉ có tính tương đối mà thôi. Tuy nhiên đây là cách đơn giản và nhanh nhất để kiểm tra nhiệt độ cho PC thân yêu của mình.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bằng phần mềm trên win 10 - Ảnh 1.

Kiểm tra thông qua vào trong BIOS máy

BIOS là hệ thống đầu vào/ đầu ra của máy tính (viết tắt của từ Basic Input/Output System). Khi truy cập vào hệ thống BIOS, bạn có thể kiểm tra được nhiều tính năng cơ bản của máy tính. Trong số đó có kiểm tra nhiệt độ CPU. Vậy làm sao để truy cập vào BIOS của máy tính, hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Đối với 1 chiếc máy tính thông thường thì BIOS thường có 2 dạng cơ bản: LEGACY và UEFI.

Nếu máy ở dạng LEGACY

Máy tính có BIOS ở dạng LEGACY thường là các máy tính đời cũ còn được gọi với cái tên BIOS truyền thống. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ CPU bằng cách sau.

Bước 1: Bạn tiến hành Restart lại máy.

Bước 2: Ngay sau khi restart máy, bạn hãy bấm các phím F2, F10, F12, DEL,… để mở BIOS. Hầu hết các máy tính đều cài đặt các phím này để truy cập vào hệ thống BIOS. Bạn có thể nhấn phím theo MainBoard cài đặt sẵn để tiến hành vào BIOS.

Bước 3: Để xem các thông số về nhiệt độ CPU, hãy bấm chọn mục Power. Tab hiển thị nhiệt độ sẽ hiện lên và thông báo cho bạn mức nhiệt độ của Chip xử lý máy tính là bao nhiêu. Khi đó tùy theo từng dòng máy bạn có thể biết được nó có nằm trong ngưỡng nhiệt độ cho phép hay không.

Nếu máy ở dạng UEFI

Máy tính có BIOS ở dạng UEFI thường là các máy tính đời mới. UEFI là một phần mềm mở rộng hợp nhất dùng để kết nối hệ điều hành của máy tính và phần mềm của nó. UEFI ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm của LEGACY giúp máy tính hoạt động nhanh hơn.

Để kiểm tra nhiệt độ CPU, bạn chỉ cần mở phần mềm UEFI được cài đặt sẵn trên máy tính lên và có thể nhìn thấy dễ dàng được nhiệt độ của CPU tại tab Temperature. Ngoài ra bạn còn có thể xem các thông số khác nữa như Fan Speed, Voltage, …..

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU thông qua phần mềm

So với việc kiểm tra nhiệt độ CPU trực tiếp thì kiểm tra nhiệt độ CPU bằng phần mềm đơn giản và chính xác hơn rất nhiều. Bạn không cần phải băn khoăn về cảm nhận nhiệt độ của mình hoặc cũng không cần truy cập vào hệ thống BIOS bằng cách Restart lại máy cho tốn thời gian.Việc của bạn đơn giản là tải các phần mềm mà chúng tôi giới thiệu dưới đây về máy tính, sau đó cài đặt và sử dụng mà thôi.

1. Phần mềm Core Temp

Link download phần mềm: alcpu.com/CoreTemp

Đây là phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU có tính năng vừa theo dõi nhiệt độ CPU lại vừa theo dõi được sự biến động của nhiệt độ và cảnh báo cho người dùng khi máy tính quá nóng để kịp thời xử lý tránh việc hư hỏng bộ xử lý trung tâm của máy tính.

Khi sử dụng phần mềm này, bạn không những có thể xem tổng quát nhiệt độ của CPU mà còn kiểm tra được nhiệt độ của từng Core (Lõi) của CPU mà bạn đang dùng. Phần mềm này tương thích với hầu hết các loại CPU máy tính như AMD và INTEL chẳng hạn.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bằng phần mềm trên win 10 - Ảnh 2.

2. Phần mềm Speccy

Link tải phần mềm: ccleaner.com/speccy

Phần mềm này còn giúp người dùng kiểm tra nhiều thông số hệ thống khác như: bộ nhớ RAM, bo mạch chủ, card đồ họa, ổ cứng, ổ CD, loa…

Ngoài việc kiểm tra được nhiệt độ của mỗi mảnh phần cứng trong CPU bạn còn có thể dùng phần mềm này để kiểm tra nhiệt độ của nhiều linh kiện khác trong máy tính như RAM, card đồ họa, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang…

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bằng phần mềm trên win 10 - Ảnh 3.

3. Phần mềm Real Temp

Link download: techpowerup.com/realtemp

Đây là một phần mềm khá thông minh vì nó không những giúp bạn theo dõi nhiệt độ của CPU mà còn giúp hiển thị thông số khoảng cách TjMax. TjMax đại diện cho nhiệt độ tối đa CPU có thể xử lý an toàn các tác vụ máy tính mà không làm nguy hại đến toàn hệ thống. Ngoài ra nếu nhiệt độ của máy tính quá cao thì Real Temp còn có tính năng tự động đóng các ứng dụng lại để giảm tải cho máy tính của bạn.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bằng phần mềm trên win 10 - Ảnh 4.

4. Phần mềm SpeedFan

Link download: speedfan.softonic.vn

SpeedFan là phần mềm kiểm tra đơn giản và linh hoạt. Khi sử dụng nó bạn có thể theo dõi điện áp, nhiệt độ và tốc độ quạt của CPU bằng cách giao tiếp với Chip xử lý trung tâm máy tính máy tính. Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra được các thông số cơ bản của linh kiện khác như RAM (điện áp, tần số, dung lượng) và độ bền của ổ cứng HDD hay SSD mà máy tính đang sử dụng.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bằng phần mềm trên win 10 - Ảnh 5.

5. Phần mềm CPUID HWMonitor

Link tải phần mềm: cpuid.com/softwares/hwmonitor.html

CPUID HWMonitor không chỉ là phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU mà nó còn có khả năng theo dõi nhiệt độ của các phần cứng khác trong máy tính như ổ cứng thông qua SMART và nhiệt độ GPU của card màn hình . Kích thước nhỏ gọn phù hợp với hầu hết cấu hình máy tính và không làm giảm hiệu năng toàn bộ hệ thống cũng như cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ngoài phiên bản cài đặt thì nó còn có phiên bản Portable để giúp người dùng kiểm tra được nhiệt độ phần cứng trên nhiều máy tính khác nhau.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bằng phần mềm trên win 10 - Ảnh 6.
Trên đây là một số cách tự kiểm tra nhiệt độ CPU mà Tin học Duy Khang muốn chia sẻ đến bạn. Khi máy tính còn hoạt động tốt thì ít khi nào chúng ta để ý đến việc này để có những điều chỉnh cần thiết nhằm gia tăng tuổi thọ CPU và giúp CPU chạy mượt mà hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia máy tính hàng đầu thì người dùng nên liên tục kiểm tra để xem xét thay đổi thói quen sử dụng hoặc tìm các biện pháp thích hợp nhằm hạ nhiệt cho CPU để nó hoạt động hiệu quả hơn. Nếu muốn thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa về Máy tính và Laptop bạn có thể truy cập blog.tinhocduykhang.com để tìm hiểu thật nhiều nhé!
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo